+84 243 9433 007
·
mailbox@bancavip.com
·
Mon - Fri 08:30-18:00 (GMT+7)
Number #1
IP Law Firm in Vietnam
More than 20,000+
Successful cases
Trusted By
500+ Clients
Contact us

HỘI THẢO TRỰC TUYẾN AIPPI-ASIPI THỨ BA VỀ “TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA ĐỔI MỚI ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO NGÀY 29/08/2024

HỘI THẢO TRỰC TUYẾN AIPPI-ASIPI THỨ BA VỀ “TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA ĐỔI MỚI ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO NGÀY 29/08/2024

Ngày 29/8/2024, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ sở hữu trí tuệ (AIPPI- Association Internationale pour la Protection de la Propriété Intellectuelle) kết hợp với Hiệp hội sở hữu trí tuệ liên Mỹ (ASIPI-Asociación Interamericana de la Propiedad Intelectual) đã tổ chức Hội thảo trực tuyến AIPPI-ASIPI lần thứ ba về ‘Tác động tích cực của đổi mới đối với biến đổi khí hậu’

Hội thảo trực tuyến này quy tụ các nhà lãnh đạo và chuyên gia trong ngành để khám phá vai trò mạnh mẽ của đổi mới trong việc giải quyết một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta. Nhóm chuyên gia của AIPPI đã chia sẽ những quan điểm của họ về việc đổi mới trong công nghệ, năng lượng tái tạo và tính bền vững có thể thúc đẩy sự thay đổi tích cực và tạo ra một tương lai có ý thức hơn về môi trường như thế nào.

Đầu tiên, ông Marco M. Aleman từ WIPO đã nhấn mạnh tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và thảo luận về tác động tích cực của đổi mới trong việc đối phó với biến đổi khí hậu. Ông nêu bật các cam kết toàn cầu như Thỏa thuận Paris và các chiến lược quốc gia (ví dụ: Thỏa thuận Xanh của Châu Âu và chính sách khí hậu của Tổng thống Biden). Với những mục tiêu tham vọng được đặt ra tại COP26 và COP28 nhằm giới hạn sự nóng lên toàn cầu ở mức 2°C và hướng tới 1.5°C vào cuối thế kỷ, cần có các khoản đầu tư lớn vào công nghệ môi trường. Đặc biệt, các công nghệ thân thiện với môi trường liên quan đến năng lượng, giao thông và xây dựng đang được chú trọng.

Động lực chính sách và nhu cầu thị trường đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghệ sạch. Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, công nghệ sạch đã phát triển với tốc độ 6% mỗi năm, nhưng từ 2012-2017 chỉ tăng trưởng 0%. Tuy nhiên, các công nghệ liên quan đến năng lượng vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Số lượng đơn đăng ký bằng sáng chế liên quan đến công nghệ môi trường tăng trung bình 9.5% trên toàn cầu từ 2011-2021, với sự phát triển đáng kể ở năng lượng mặt trời, gió, hydro và địa nhiệt. Chi phí năng lượng tái tạo cũng đã giảm, làm cho công suất năng lượng mới rẻ hơn so với các nguồn năng lượng truyền thống. Tuy nhiên, vẫn còn không gian cho sự đổi mới, đặc biệt là trong việc kết hợp các tiến bộ công nghệ với lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng.

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc dẫn đầu trong lĩnh vực đổi mới công nghệ năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và công nghệ hydro. Châu Âu, đặc biệt là Đan Mạch và Đức, cũng đóng góp đáng kể vào các đổi mới trong công nghệ xanh.

Tiếp đó, bà Magda Voltolini từ Erganeo, một công ty chuyển giao công nghệ tại Pháp đã đưa ra những số liệu thống kê về bằng sáng chế ở Pháp sử dụng chỉ số Patentsight. Đầu tư từ ngân sách công vào các sáng chế và công nghệ xanh được nhấn mạnh là cần thiết để tăng tốc độ đổi mới. Các biểu đồ cho thấy số lượng sáng chế liên quan đến khí hậu từ các tổ chức học thuật Pháp thường được trích dẫn nhiều trong các công trình khoa học, trong đó được bên thứ 3 trích dẫn nhiều nhất bao gồm sáng chế về vật liệu điện cực và lưu trữ năng lượng, rất quan trọng đối với xe điện và pin.

Các nhóm Y02-Y04 trong phân loại sáng chế CPC thường được sử dụng để xác định bằng sáng chế hỗ trợ các sáng kiến toàn cầu về biến đổi khí hậu. Hội đồng năng lượng nguyên tử Pháp (CEA), Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) và Viện Dầu khí Pháp (IFPEN) là những tổ chức dẫn đầu của Pháp về quy mô danh mục sáng chế kể từ năm 2010. CEA có 90 đơn sáng chế về lưu trữ năng lượng, trong đó 46 đơn có mã Y02. Tuy nhiên, độ bao phủ thị trường của các công nghệ trong đơn sáng chế quan trọng còn thấp vì đơn vẫn chưa được cấp bằng hoặc chỉ được cấp tại Pháp. Do vậy, thách thức lớn vẫn là làm sao để tăng cường phạm vi tiếp cận của các bằng sáng chế, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên quy mô toàn cầu, nhằm đạt được các mục tiêu liên quan đến khí hậu.

Cuối cùng, các chuyên gia kết luận rằng Đổi mới là chìa khóa để chống lại biến đổi khí hậu và quyền sở hữu trí tuệ là điều cần thiết để khuyến khích và bảo vệ các giải pháp mang tính đột phá.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã chứng kiến nhiều biến đổi môi trường và tác động xấu đối với cuộc sống của con người ở nhiều khía cạnh như nền kinh tế, xã hội, nông nghiệp, nguồn nước, môi trường và hệ sinh thái.

Việt Nam đang nỗ lực phát triển các công nghệ xanh nhằm giảm thiểu khí thải carbon và bảo vệ môi trường. Việc đăng ký bằng sáng chế liên quan đến công nghệ xanh cũng đang gia tăng, khuyến khích các doanh nghiệp và nhà khoa học sáng tạo ra những giải pháp bền vững. Tuy nhiên, việc phát triển công nghệ xanh tại Việt Nam vẫn gặp phải nhiều thách thức về vốn đầu tư, nguồn nhân lực, và việc tiếp cận các tiến bộ công nghệ từ quốc tế.

Biến đổi khí hậu là vấn đề có tính toàn cầu, chỉ một mình Việt Nam sẽ không giải quyết được, chính vì vậy cần tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế, nắm bắt cơ hội để có những chuyển giao về khoa học công nghệ thế hệ mới, đầu tư tài chính và kinh nghiệm quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Related Posts

Leave a Reply