Giỏ hàng
Vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực bất động sản ngày càng nhiều

Date: 24-08-2019 by: Banca IP Law Firm

Vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực bất động sản ngày càng nhiều

Từ những vụ việc điển hình...

Thời gian gần đây, nhiều thương hiệu bất động sản bị xâm phạm tên dự án ví dụ như vụ Smartland, Tràng An, và vô vàn các trường hợp công ty trùng tên như Nam Tiến, Hưng Thịnh, Vincom,…xảy ra dẫn đến những tranh chấp tên nhãn hiệu, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng.

Đơn cử như vụ việc của Công ty IP Invest với thương hiệu Tràng An, một dự án bất động sản đã bị một đơn vị khác lấy tên của dự án này để quảng cáo bán căn hộ dự án của họ tại địa chỉ 149 Trường Chinh: "Dự án của chúng tôi bị trùng lặp với dự án ở 149 Trường Chinh và một công ty môi giới đã lấy hình ảnh của chúng tôi để quảng cáo cho dự án ở Trường Chinh. Đó chính là vi phạm thương hiệu và hình ảnh thương hiệu nhưng hiện nay chưa có cơ quan nào xử lý vấn đề này nên chúng tôi cũng chỉ yêu cầu họ gỡ bỏ từ các trang online" - Chủ tịch công ty IP Invest chia sẻ.

vi phạm sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực bất động sản

Mới đây, một công ty xây dựng trong nước được cho là đã sử dụng trái phép thương hiệu bất động sản Raemian City hạng sang của Samsung C&T, Hàn Quốc nhằm quảng bá cho căn hộ thuộc dự án của HDTC tại TP Hồ Chí Minh. Công ty vi phạm này còn dùng chính tên “Raemian” để thành lập 3 công ty tại Việt Nam và đăng ký 4 tên miền gồm: raemian.vn, raemiancity.vn, raemian.com.vn, và raemiancity.com.vn. Việc làm của HDTC là hoàn toàn có chủ ý và sớm muộn cũng sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.

...Vậy doanh nghiệp bất động sản cần làm gì khi bị xâm phạm quyền?

Khi phát hiện ra thương hiệu, nhãn hiệu của mình bị vi phạm, các doanh nghiệp cần chụp lại và lấy bằng chứng, lập vi bằng về hành vi vi phạm. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gửi những bằng chứng này đề nghị cơ quan giám định SHTT kết luận về mức độ vi phạm. Doanh nghiệp cần tìm đến các văn phòng luật sư chuyên trách về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ (các đại diện Sở hữu Công nghiệp) để được tư vấn và có lời khuyên xác đáng, hiệu quả cho trường hợp của doanh nghiệp. Văn phòng luật sư có thể gửi thư cảnh báo yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và cho họ thời gian khắc phục. Nếu doanh nghiệp vi phạm vẫn không thiện chí và có hành động cải chính công khai thì doanh nghiệp có quyền đưa ra tòa để xử lý, yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đặc biệt, nếu thiệt hại lớn và doanh nghiệp có thể chứng minh được thì có thể đề nghị khởi tố vụ án hình sự. (Để tìm hiểu kỹ hơn và được tư vấn chuyên sâu về dịch vụ xử lý xâm phạm quyền, vui lòng đọc thêm tại ĐÂY hoặc liên hệ chúng tôi mailbox@bancavip.com để được tư vấn ngay).

Tuy nhiên, có một thực trạng là tại những thành phố lớn, thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, hay các đơn vị chức năng khác có thể dễ dàng đánh giá có vi phạm hay không, thì tại nhiều địa phương, thanh tra tại các sở phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ và chức năng nên gặp khó khăn trong việc xác định vi phạm của doanh nghiệp. Đặc biệt, tại các tỉnh, số lượng thẩm phán có kinh nghiệm về xử lý sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Việt Nam cũng chưa có tòa án chuyên trách xử lý vấn đề này. Các doanh nghiệp BĐS đang rất mong mỏi các tổ chức như: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội BĐS, thiết lập đường dây nóng, cung cấp thêm dịch vụ luật sư để hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần tăng nặng hình phạt, đưa vào xử lý hình sự, tước giấy phép, cấm hoạt động… đối với những doanh nghiệp vi phạm.

Banca IP Law Firm