Giỏ hàng
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar theo Luật Nhãn hiệu mới

Date: 23-05-2019 by: Banca IP Law Firm

Tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar theo Luật Nhãn hiệu mới

Đầu năm 2019, Luật Nhãn hiệu Myanmar đã chính thức được Quốc hội Liên bang Myanmar thông qua (ngày 30 tháng 1 năm 2019). Tuy nhiên, chính phủ Myanmar vẫn sẽ cần thêm thời gian chuẩn bị để thiết lập các quy định và hướng dẫn cụ thể, thành lập Tòa án và cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm về Nhãn hiệu,…

Do đó, tại thời điểm hiện tại mọi đơn nhãn hiệu muốn nộp vào quốc gia này đều chưa sẵn sàng. Mặc dù vậy, cần phải ghi nhớ một điểm quan trọng đó là một khi Luật Nhãn hiệu nước này có hiệu lực thì ngay sau đó, mọi tổ chức cá nhân và các khách hàng đang có đơn nhãn hiệu sắp/đang nộp tại cơ quan quản lý hiện tại cần phải chủ động đăng ký lại các tài sản sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp hoặc khách hàng mình. Cụ thể hơn, Myanmar sẽ áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên thay vì nguyên tắc sử dụng đầu tiên đã từng theo đuổi trước đó. Chính vì vậy, mọi nhãn hiệu đã từng được ghi nhận tại Cục Myanmar cần phải nộp lại để được thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu ngay khi Myanmar ấn định ngày có hiệu lực nếu như quý khách hàng vẫn muốn đạt được sự bảo hộ cho tài sản SHTT của mình tại quốc gia này. Mọi nhãn hiệu đã được Văn phòng Đăng ký Chứng thư và bảo lãnh ghi nhận bảo hộ theo hệ thống nguyên tắc sử dụng đầu tiên sẽ KHÔNG tự động được bảo hộ khi Myanmar chuyển sang nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Do đó, chủ đơn cần phải nhanh chóng nộp đơn lại ngay càng sớm càng tốt khi Luật mới có hiệu lực.

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp kèm giải đáp của chúng tôi xoay quanh một số điểm mới của Luật Nhãn hiệu Myanmar.

1, Khi nào Luật mới có hiệu lực?

Khoảng 6 tháng kể từ ngày ban hành Luật. Theo chúng tôi dự đoán, ngày có hiệu lực sẽ ở vào khoảng tháng 8 năm 2019.

2.a. Liệu nhãn hiệu được đăng ký dưới cơ chế hiện tại có được hưởng quyền ưu tiên khi nộp lại đơn mới dưới cơ chế của Luật mới hay không?

Có. Chủ đơn cần chứng minh và đính kèm chứng cớ mạnh thể hiện quyền đăng ký của mình trước trong hồ sơ nộp đơn.

b, Vậy bộ tài liệu đó cần phải có những giấy tờ gì để được hưởng quyền ưu tiên trên?

Những giấy tờ bắt buộc cần phải có bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gốc theo hệ thống hiện tại, bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu tại Myanmar nếu chủ đơn muốn được hưởng quyền ưu tiên.

Ngoài ra, các giấy tờ hỗ trợ khác được hiểu là cơ sở của luật mới được công bố Thông báo Thận trọng, giấy chứng nhận đã được cấp tại cơ quan tài phán chính, bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu tại các quốc gia khác.

3. Chủ đơn cần làm gì trong trường hợp tên/địa chỉ người sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký theo hệ thống hiện tại bị thay đổi trong thời gian chờ?

Chủ đơn cần thực hiện thay đổi theo hệ thống đăng ký hiện tại.

4, Những giấy tờ nào cần có khi nộp đơn đăng ký lại nhãn hiệu theo Luật mới?

  • Tờ khai đăng ký
  • POA/Thư ủy quyền cho đại diện. POA cần phải được công chứng và hợp pháp hóa.
  • Tên, địa chỉ của chủ đơn hoặc pháp nhân
  • Nếu đại diện được ủy quyền nộp đơn, cần tên và địa chỉ của đại diện.
  • Bản mô tả hoàn chỉnh và rõ rang của nhãn hiệu cần nộp
  • Hàng hóa và dịch vụ được phân loại theo hệ thống phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ
  • Các giấy tờ khác nếu liên quan bao gồm:
  • Nếu chủ đơn là công ty được thành lập hợp pháp cần đề cập đến số đăng ký, loại hình tổ chức và quốc gia.
  • Trong trường hợp yêu cầu ưu tiên, thư yêu cầu ưu tiên cần gửi cùng bằng chứng xác thực và tuyên bố về quyền ưu tiên.
  • Nếu một nhãn hiệu đã được đăng ký tại Văn phòng Đăng ký chứng thư, người nộp đơn phải nộp Giấy Chứng nhận (xác nhận đã đăng ký – Tuyên bố đăng ký gốc), bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu tại Myanmar và các quốc gia khác (nếu có), Thông báo Thận trọng đã công bố (nếu có).

5, Đơn nhãn hiệu sẽ được thẩm định như thế nào?

Đơn nhãn hiệu sẽ được xét nghiệm hình thức và xét nghiệm nội dung. Quá trình xét nghiệm nội dung sẽ dựa trên những cơ sở tuyệt đối và tương đối.

6, Khung thời gian cho phép để phản đối một nhãn hiệu theo Luật Myanmar là bao lâu?

Bất kỳ bên nào muốn phản đối nhãn hiệu có thể nộp đơn trong vòng 60 ngày kể từ ngày công báo dựa trên các cơ sở tuyệt đối và tương đối.

7, Theo luật Nhãn hiệu mới thì sau bao lâu không sử dụng sẽ đối mặt với nguy cơ bị hủy bằng bởi bên thứ 3?

Hàng hóa dịch vụ nào không sử dụng trong thời gian 3 năm từ ngày nộp đơn và không chấp nhận căn cứ hợp lý nào cho việc không sử dụng. 

8, Thời gian bảo hộ của nhãn hiệu là bao lâu?

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm từ ngày nộp đơn, được gia hạn mỗi 10 năm tiếp theo. Việc gia hạn cần phải nộp trước 6 tháng trước thời điểm nhãn hiệu còn hiệu lực và phải nộp phí gia hạn. Được gia hạn muộn trong vòng 6 tháng từ ngày hết hạn.

9, Cơ quan Nhãn hiệu Myanmar áp dụng phân loại nào theo Luật mới?

Cơ quan Nhãn hiệu Myanmar chấp nhận bảng phân loại NICE, cho dù Cơ quan Nhãn hiệu Myanmar đang chuyển sang giao thức nói trên.

10, Trong trường hợp nhãn hiệu được đăng ký bằng màu trắng và đen hoặc sử dụng kết hợp nhiều màu sắc; hoặc nhãn hiệu được đăng ký dưới ký tự thông thường nhưng khi sử dụng thực tế lại ở dạng cách điệu; liệu đây có được coi là sử dụng nhãn hiệu hay không?

Không có quy định cụ thể. Nhãn hiệu ngoài thực tế nên được sử dụng đúng với bản đã đăng ký.

Việc sử dụng nhãn hiệu bao gồm:

  • Sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký ở một dạng khác mà không thay đổi đặc điểm của nhãn hiệu đó
  • Gắn nhãn hiệu lên hàng hóa định nhập khẩu hoặc gắn nhãn hiệu lên bao bì của sản phẩm đó hoặc sử dụng tương tự ở Myanmar.

11, Phạm vi bảo vệ của nhãn hiệu đã đăng ký ở dạng đen trắng lơn hơn nhãn hiệu ở dạn màu theo Luật mới có đúng không?

Không có quy định cụ thể. Nhãn hiệu nên được đăng ký ở tất cả bản màu được sử dụng trên thực tế.

12, Nhãn hiệu bao gồm các ký tự đặc biệt là ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Trung Quốc, Nhật hay Anh, Myanmar có thể đăng ký được hay không?

Không có quy định cụ thể. Nhãn hiệu (bất kỳ dấu hiệu dễ nhận biết nào như tên, chữ cái, chữ số, cấu trúc mô tả, kết hợp màu sắc, dấu hiệu có thể nhìn thấy được và bất kỳ sự kết hợp nào của những dấu hiệu trên có khả năng phân biệt được hàng hóa và dịch vụ) đều có thể đăng ký được. Còn đối với nhãn hiệu chứa chữ Trung Quốc hoặc Nhật Bản, yêu cầu có phiên âm và ý nghĩa của các ký tự nước ngoài. Để được bảo hộ cao hơn, chủ đơn nên yêu cầu cân nhắc nộp đơn nhãn hiệu theo phiên âm tiếng Myanmar.

Banca IP Law Firm