Giỏ hàng
Thực tiễn thẩm định tại Cục Sở hữu trí tuệ hiện nay liên quan tới Luật SHTT sửa đổi bổ sung

Date: 17-02-2023 by: Banca IP Law Firm

Thực tiễn thẩm định tại Cục Sở hữu trí tuệ hiện nay liên quan tới Luật SHTT sửa đổi bổ sung

Với việc Luật SHTT sửa đối bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023, Cục SHTT trong thời gian qua đã tiến hành nhiều thay đổi và điều chỉnh liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin nhằm đáp ứng và tương thích với việc áp dụng Luật mới. Trong đó, Cục SHTT đang thay đổi hệ thống tra cứu và kiểm tra nhãn hiệu, đồng thời thực hiện một số sửa đổi đối với mẫu văn bản của các thông báo liên quan. Do đó, tiến độ công việc tại Cục SHTT đã bị giảm đáng kể trong những tháng vừa qua. Tuy nhiên, Cục SHTT đã ban hành Thông báo số 333/TB-SHTT ngày 03/02/2023 nêu rõ một số trường hợp trong quá trình thẩm dịnh sẽ không bị ảnh hưởng khi thay đổi hệ thống công nghệ thông tin. Cụ thể, các trường hợp mà thảm định viên có thể tiếp tục sử dụng hình thức hiện tại để xử lý đơn với một số chỉnh sửa nhỏ về thể thức (không cần phải chờ rà soát, chỉnh sửa theo quy định của Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2022) bao gồm các đơn có ngày nộp đơn trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 như sau:

  1. Quyết định chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn hợp lệ;
  2. Các văn bản liên quan đến rút đơn, sửa đổi, bổ sung, tách, yêu cầu ghi nhận thay đổi, chuyển đổi đơn đăng ký;
  3. Các văn bản liên quan đến hủy bỏ, chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (VBBH);
  4. Các văn bản liên quan đến sửa đổi, gia hạn, duy trì, cấp lại, cấp phó bản VBBH;
  5. Các văn bản liên quan đến đăng ký/ghi nhận hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
  6. Các văn bản liên quan đến đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp (KDCN) mà đối tượng yêu cầu bảo hộ không phải là KDCN của sản phẩm là bộ phận của sản phẩm phức hợp hoặc là bộ phận của sản phẩm phức hợp nhưng nhìn thấy được trong quá trình khi thác công dụng của sản phẩm phức hợp;
  7. Thông báo trung gian về đơn, trừ một số trường hợp được đề cập dưới đây;
  8. Quyết định từ chối cấp VBBH, trừ một số trường hợp được đề cập dưới đây;
  9. Quyết định từ chối chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế, trừ một số trường hợp được đề cập dưới đây;
  10. Quyets định chấp nhận bỏa hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế;
  11. Các văn bản liên quan đến giải quyết Khiếu nại;
  12. Quyết định cấp VBBH.

Ngoài ra, một số trường hợp khác thì phải chờ chỉnh sửa mẫu văn bản trên cơ sở quy định của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2022 hoặc Nghị định, Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này:

  1. Đối với đơn đăng ký KDCN: (i) Các văn bản liên quan đến đơn đăng ký KDCN của sản phẩm là bộ phận của sản phẩm phức hợp không nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm phức hợp được nộp từ ngày 01/08/2020 mà chưa có quyết định cấp/ từ chối cấp; (ii) Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký KDCN trong đó có dự định từ chối một phần.
  2. Đối với đơn đăng ký sáng chế: (i) Thông báo kết quả thẩm định nội dung, quyết định từ chối đối với đơn đăng ký sáng chế liên quan đến quy định về kiểm soát an ninh sáng chế; (ii) Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế trong đó dự định từ chối một phần.
  3. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu: (i) Thông báo kết quả thẩm định nộ dung đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo thể thức quốc gia trong đó có dự định từ chối một phần; (ii) Quyết định từ chối cấp VBBH/từ chối chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế liên quan đến điểm e và h khoản 2 Điều 74 và điểm b khoản 3 ĐIều 117 Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi và bổ sung năm 2022.
  4. Các đơn và yêu cầu nộp từ ngày 01/01/2023.
Trong thông báo, Cục Sở hữu trí tuệ không đề cập đến thời điểm cụ thể về việc quy trình làm việc sẽ trở lại bình thường. Theo đó, mặc dù công việc sẽ có tiến triển nhất định trong thời gian sắp tới nhưng chúng chúng tôi dự đoán rằng sẽ vẫn còn nhiều chậm trễ.