Giỏ hàng
Quy trình giám định quyền tác giả có những bước nào?

Date: 10-08-2019 by: Banca IP Law Firm

Quy trình giám định quyền tác giả có những bước nào?

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL quy định cụ thể về quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả & quyền liên quan theo trưng cầu của cơ quan, người tiến hành tố tụng hoặc người yêu cầu giám định. Thông tư này cụ thể hóa Luật Giám định tư pháp nhằm mục tiêu đưa ra những đánh giá, kết luận về những vụ việc tranh chấp hay có dấu hiệu xâm phạm quyền tác giả trong thời gian tới.

Việc xem xét giám định bao gồm một hoặc các nội dung sau đây: nội dung, giới hạn quyền tác giả, quyền liên quan; các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét và đối tượng được bảo hộ; các nội dung khác có liên quan về quyền tác giả, quyền liên quan; xác định phạm vi bảo hộ, xác định đối tượng có bị coi là yếu tố xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan hay không, xác định có trùng, tương đương hay sao chép hay không,…và các vấn đề khác.

Quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan theo thông tư 02 sẽ được thực hiện theo trình tự gồm các bước sau:

- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định
- Bước 2: Chuẩn bị thực hiện giám định
- Bước 3: Thực hiện giám định
- Bước 4: Kết luận giám định
- Bước 5: Bàn giao kết luận giám định
- Bước 6: Lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định

Ngoài ra, khi thực hiện giám định, người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2019.

Xem chi tiết thực hiện các bước trên tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9 của Thông tư này tại ĐÂY.

Tổng hợp: Banca IP Law Firm