Giỏ hàng
Nộp đơn xin bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp: Phải làm gì khi đơn bị từ chối bảo hộ?

Date: 28-09-2018 by: Banca IP Law Firm

Nộp đơn xin bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp: Phải làm gì khi đơn bị từ chối bảo hộ?

Trong thời đại ngày nay, khi mua bất kỳ sản phẩm nào dù là một chai nước, nội thất bàn ghế, đồng hồ, đồ trang sức cho đến điện thoại di động, các phương tiện giao thông ô tô-xe máy,… người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng, tính năng chính của sản phẩm mà còn để ý đến sự hấp dẫn về mặt hình dáng, bao bì của sản phẩm. Và như vậy, yếu tố bên ngoài, thẩm mỹ của sản phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sức hút riêng cho sản phẩm, gia tăng giá trị và sức cạnh tranh cho sản phẩm đó. Do đó, khi tiến hành tung một sản phẩm ra thị trường, các nhà sản xuất thường đầu tư không ít nguồn lực để phát triển kiểu dáng hình thức mới lạ, độc đáo nhằm tạo ra sự khác biệt và hấp dẫn đối với khách hàng.

Để đăng ký bảo hộ KDCN, cá nhân/doanh nghiệp phải nộp đơn tại cơ quan Sở hữu trí tuệ (SHTT) tại quốc gia mà bạn muốn KDCN được bảo hộ. Khi được bảo hộ KDCN, bạn sẽ đạt được một số lợi ích cơ bản sau:

  • Có nhiều khả năng để ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép và bắt chước, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của bạn; thúc đẩy sản xuất các sản phẩm có tính thẩm mỹ, tiện lợi cao.
  • Bằng độc quyền đạt được từ việc đăng ký góp phần thu hồi khoản đầu tư ban đầu cho việc sáng tạo và tiếp thị sản phẩm có liên quan, từ đó nâng cao lợi nhuận cho sản phẩm;
  • Kiểu dáng càng thành công, càng chứng tỏ được nhiều lợi ích đem đến cho người tiêu dùng, mà còn được bảo hộ độc quyền KDCN nữa thì giá trị nó đóng góp cho công ty và thương hiệu ngày càng cao;
  • Có thể được chuyển nhượng cho người khác và thu phí thông qua các hợp đồng li-xăng. Ngược lại, cũng qua việc mua lại li-xăng, bạn có thể thâm nhập vào thị trường mục tiêu dự định muốn hướng đến mà những nỗ lực marketing bình thường hoặc là không thể hoặc là tốn rất nhiều thời gian, công sức mới đạt được.
  • Việc đăng ký KDCN khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và thương mại trung thực, Tuy nhiên, quá trình nộp đơn xin bảo hộ một KDCN, sản phẩm của bạn không phải lúc nào cũng suôn sẻ và đáp ứng hoàn toàn các tiêu chuẩn bảo hộ.

Trong quá trình đó, rất có thể bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề mà bản thân không thể lường trước được do thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật trong lĩnh vực SHTT; thiếu kinh nghiệm làm việc với các cơ quan Nhà nước; và trong quá trình nộp đơn, cơ quan SHTT yêu cầu bạn bổ sung tài liệu, thậm chí ra công văn từ chối hồ sơ với nhiều lý do. Vậy bạn phải xử lý tình hình đó như thế nào để KDCN của mình được cấp văn bằng bảo hộ?

Chúng tôi xin đơn cử một vụ việc mà chúng tôi đã giúp khách hàng phản đối thành công ý kiến của Cục SHTT và sau đó đã giúp họ được cấp văn bằng bảo hộ một cách thuận lợi, suôn sẻ.

Theo sự ủy quyền, chúng tôi tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ KDCN cho sản phẩm lọ đựng mỹ phẩm của một khách hàng nước ngoài muốn kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình Thẩm định nội dung, Cục SHTT Việt Nam đã ra Công văn từ chối KDCN này với lý do KDCN xin bảo hộ có nhiều nét tương đồng với kiểu dáng đối chứng đã được đăng ký trước đó, và do vậy, KDCN của chủ đơn mà chúng tôi làm đại diện đã bị xem là không có tính mới, không đáp ứng được tiêu chuẩn bảo hộ.

Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm của mình, xét thấy sản phẩm của khách hàng chúng tôi có sự khác biệt về kiểu dáng là đáng kể so với 2 mẫu đối chứng phía Cục SHTT đưa ra, luật sư KDCN chúng tôi đã tư vấn cho khách hàng nộp công văn phản đối ý kiến từ chối này. Bằng kinh nghiệm nhìn nhận khả năng bảo hộ và quan sát sắc bén của mình, chúng tôi có thể tự tin rằng sản phẩm của khách hàng chúng tôi có khả năng cao sẽ được bảo hộ và với việc nộp công văn Khiếu nại từ chối có thể sẽ khiến Cục SHTT thay đổi quyết định tiến tới được cấp văn bằng bảo hộ. Quá trình đơn KDCN được thẩm định nội dung, Cục SHTT thường đưa ra các luận cứ cùng một số Kiểu dáng đối chứng nhằm chứng minh đơn nộp bị coi là không khác biệt đáng kể với các sản phẩm được bảo hộ KDCN trước đó. Đứng trước rào cản ở giai đoạn cuối này, cá nhân/doanh nghiệp thường đứng trước 2 lựa chọn: một là từ bỏ đơn; hai là tiếp tục theo đuổi. Vậy nếu tiếp tục theo đuổi thì phải khiếu nại thế nào cho đúng cách?

Xem xét kỹ lưỡng phần mô tả của sản phẩm, chúng tôi đại diện cho chủ đơn nhận thấy có thể vượt qua được từ chối này bằng các so sánh, phân tích chi tiêt dựa trên việc soi,đối chiếu các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng sản phẩm như chiều cao của phần cổ chai, độ dốc của phần vai và các góc tù – góc nhọn của kết cấu nói chung, các chi tiết trang trí khắc trên bề mặt... Tất cả sự khác biệt kết hợp giữa phần thân, cổ chai và các bộ phận của kiểu dáng nộp đơn về tổng hòa đã tạo nên sự khác biệt rõ nét so với các kiểu dáng đối chứng phía Cục SHTT đã đưa ra.  

Kết quả

Với những đặc điểm so sánh khác biệt trên khi xét trên nhiều góc chiếu, kiểu dáng này đã giúp người tiêu dùng với sự hiểu biết trung bình khi mua sắm có thể dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và phân biệt với các sản phẩm khác. Vì vậy, theo ý kiến của chúng tôi KDCN nộp đơn đã khác biệt đáng kể với các KDCN đối chứng khác và hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo các quy định tại Điểm 35.7.b (ii) Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Bằng những dẫn chứng, hình ảnh trực quan và lập luận cụ thể của mình, luật sư KDCN chúng tôi đã thuyết phục được xét nghiệm viên Cục SHTT, vượt qua rào cản cuối cùng này giúp khách hàng có được văn bằng bảo hộ KDCN, tạo điều kiện cho họ kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn để biết cách nộp đơn thuận lợi ngay từ ban đầu giúp tối ưu hóa khả năng bảo hộ các tài sản SHTT, KDCN, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty Sở hữu Trí tuệ BANCA - 15B Triệu Việt Vương, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Vui lòng nói rõ Quý công ty biết tới chúng tôi khi email tới: mailbox@bancavip.com

Hotline: 0243 9433 007 / 008

Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin từ bài viết này của Banca IP Law Firm!

BANCA IP LAW FIRM - Giải pháp cho mọi vấn đề liên quan đến xác lập và thực thi quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam!