Giỏ hàng
Bỏ túi bí kíp bảo hộ thương hiệu khi kinh doanh tại Việt Nam

Date: 07-04-2019 by: Banca IP Law Firm

Bỏ túi bí kíp bảo hộ thương hiệu khi kinh doanh tại Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng với mức thu nhập ở hàng trung bình thế giới theo đánh giá của ngân hàng Phát triển châu Á ADB. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều người tiêu dùng có tầm hiểu biết về các thương hiệu để có thể mua hàng hóa và dịch vụ ngoại nhiều hơn. Cùng với việc Việt Nam đã gia nhập một loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA, Việt Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài muốn đa dạng hóa các cơ sở sản xuất của họ ở châu Á.

Tiếp nối các loạt bài định hướng trước đó, Banca tiếp tục với loạt bài hướng dẫn dưới đây nhằm giúp các công ty nước ngoài đang có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam có một cái nhìn tổng quan về cách bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp mình khi kinh doanh tại đây.

Thực trạng chung

Chiếm dụng nhãn hiệu

Có một thực trạng là tại Việt Nam, việc nhãn hiệu bị chiếm dụng diễn ra khá phổ biến. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài bị chiếm dụng nhãn hiệu rồi lại bị kẻ chiếm dụng tự do khai thác thương hiệu đó trên thị trường sở tại, khiến cho các doanh nghiệp nước ngoài này buộc phải bỏ một số tiền lớn theo yêu cầu của kẻ chiếm dụng để lấy lại nhãn hiệu đó tại Việt Nam. Chính vì thế, doanh nghiệp nước ngoài không nên lầm tưởng rằng việc đã đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ, châu Âu hay bất kỳ nơi nào trên thế giới sẽ giúp họ tự động được bảo hộ tại Việt Nam, dù cho có là các thương hiệu có tên tuổi. Việt Nam không ghi nhận nhãn hiệu đã đăng ký ở các lãnh thổ khác cũng sẽ có hiệu lực tại đây và chỉ bảo hộ đối với các nhãn hiệu sẽ được nộp tại Việt Nam trước, bất kể là đã sử dụng hay sẽ sử dụng.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, Việt Nam tuân theo quy tắc “nộp đơn đầu tiên”, tức cho phép người đầu tiên nộp đơn, sau khi trải qua thời gian xét nghiệm tại Cục Sở hữu Trí tuệ thì sẽ được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. 

Chiếm dụng tên miền

Tên miền thường có liên quan mật thiết đến nhận diện thương hiệu và có tính độc quyền. Điều này có nghĩa là vấn đề tên miền tại Việt Nam thường cũng giống như với nhãn hiệu. Ở Việt Nam, việc chiếm dụng tên miền thường được thực hiện dưới 2 cách là đầu cơ tên miền hoặc chiếm dụng tên miền. Những kẻ chiếm dụng tên miền thường đăng ký tên miền giống hoặc tương tự như các nhãn hiệu nổi tiếng mà họ kỳ vọng sẽ có thể chuyển nhượng được. Sau đó kẻ chủ đích khống chế một tên miền trùng với thương hiệu nổi tiếng nhằm trục lợi uy tín thương hiệu đó để cạnh tranh hoặc gây áp lực buộc chủ thương hiệu thực sự nhận chuyển nhượng lại.

Lời khuyên khi xác lập quyền đối với nhãn hiệu và tên miền

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

Theo quy tắc nộp đơn đầu tiên này thì doanh nghiệp bạn nên sớm tiến hành đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt. Cho dù là doanh nghiệp bạn chuẩn bị hay có kế hoạch trong tương lai sẽ mở rộng kinh doanh tại quốc gia này, cần chắc chắn là các đối tượng Sở hữu trí tuệ cơ bản như nhãn hiệu, tên thương mại, sáng chế,… được nộp đơn đăng ký bảo hộ sớm do thời gian xét nghiệm để được xác lập quyền mất rất nhiều thời gian. Các quy định về việc chuyên giao công nghệ theo Luật của Việt Nam thường khó làm rõ nên lời khuyên là bạn nên tìm một chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này trước khi đồng ý ký vào bất kỳ giấy tờ gì khi kinh doanh tại đây.

Việt Nam là quốc gia có ngôn ngữ sử dụng dựa trên bảng chữ cái Latin, cho nên nhiều người Việt cũng thường quen thuộc với các phiên bản thương hiệu nước ngoài mang chữ tiếng Anh. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu theo tiếng địa phương thường không phổ biến như tại nước Trung Quốc láng giềng. Tuy nhiên, nếu một nhãn hiệu có một ý nghĩa nhất định nào đó khi dịch sang tiếng Việt, nếu như chủ nhãn hiệu thấy sự tương đồng về mặt ngữ nghĩa tiềm tang của phiên bản tiếng Việt của nhãn hiệu đó đối với người tiêu dùng bản địa, thì lời khuyên dành cho bạn là nên đăng ký cả bản dịch Việt Nam của nhãn hiệu đó với Cục Sở hữu trí tuệ.

Đăng ký tên miền trước càng sớm càng tốt

Căn cứ Điều 76 – Luật Công nghệ Thông tin số, điều 16 của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và tài nguyên Internet, tranh chấp tên miền sẽ được xử lý thông qua các cách như  thương lượng, hòa giải, thông qua trọng tài, hoặc khởi kiện tại tòa án. Tất cả các tranh chấp liên quan đến tên miền “.vn” thì sẽ bị xử lý theo quy định của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC).

Điều 130, Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định cấm hành vi: “Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng”.

Dù Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam không xếp tên miền vào đối tượng Sở hữu trí tuệ được bảo hộ nhưng như viện dẫn trên đã nghiêm cấm hành vi đăng ký - chiếm giữ - sử dụng tên miền trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn thể hiện rõ khi chủ sở hữu tên miền, nhưng không có quyền lợi nào liên quan đến tên miền đăng ký, tạo tiền đề cho chủ sở hữu có thể căn cứ để xử lý các tranh chấp tên miền nếu gặp phải.
Quý doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu tư vấn để biết cách nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thuận lợi ngay từ ban đầu giúp tối ưu hóa khả năng bảo hộ các tài sản Sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ với chúng tôi: Công ty Sở hữu Trí tuệ BANCA - 15B Triệu Việt Vương, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Vui lòng nói rõ Quý công ty biết tới chúng tôi khi email tới: mailbox@bancavip.com

Hotline: 0243 9433 007 / 008

Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin từ bài viết này của Banca IP Law Firm!

BANCA IP LAW FIRM - Giải pháp cho mọi vấn đề liên quan đến xác lập và thực thi quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam!